Cải cách Minh Trị Shō Tai

Sau cải cách Minh Trị vào năm 1868, và việc phế phiên, lập huyện bốn năm sau đó, quan hệ của vương quốc với phiên Satsuma cũ (nay là tỉnh Kagoshima) và Chính quyền Minh TrịTokyo không rõ ràng và là một chủ đề tranh luận giữa các phe phái trong triều đình trung ương.

Đồng thời vào năm 1871, có một sự cố đã xảy ra mà trong đó một tàu Lưu Cầu đã bị đắm tại bờ biển Đài Loan và thủy thủ trên tàu đã bị thổ dân bản địa giết chết. Kagoshima đã ép Shō Tai gửi một kiến nghị chính thức đến Tokyo, yêu cầu bồi thường;[7] sự kiện phát triển thành một vấn đề quốc tế và cuối cùng dẫn đến việc gửi một đoàn quân Nhật Bản đến viễn chinh Đài Loan năm 1874. Để giúp giải quyết vấn đề này và các công việc khác liên quan đến quan hệ giữa Lưu Cầu và Nhật Bản, Shō Tai được khuyên nên vi hành đến Tokyo và chính thức bày tỏ lòng kính trọng của mình đến Thiên hoàng Minh Trị, thừa nhận mình và cả vương quốc lệ thuộc vào Thiên hoàng. Shō Tai đã từ chối, và cử Hoàng thân Ie, thúc phụ của mình, và Ginowan Ueekata, một trong những triều thần đứng đầu của vương quốc, còn về phần mình thì cáo ốm để tránh phải đi. Tại Tokyo, các sứ thần đã được biểu thị, thay mặt cho quốc vương của họ, một công bố chính thức vương quốc nay trở thành "phiên Lưu Cầu", tức là một lãnh địa phong kiến dưới quyền Thiên hoàng Nhật Bản theo mô hình đã được bãi bổ vào năm trước tại Nhật Bản. Sự dàn xếp mới này có nghĩa là Lưu Cầu được tự do khỏi việc lệ thuộc Satsuma, song cũng có nghĩa là bị sáp nhập vào Nhật Bản và phụ thuộc vào triều đình vương thất ở Tokyo.[8]

Hai phái đoàn được lãnh đạo bởi Matsuda Michiyuki, Tổng thư ký của Tự trị tỉnh, đã đến vào năm 1875 và 1879 nhằm tái tổ chức lại cơ cấu hành chính của Lưu Cầu. Shō Tai và một số trọng thần được phong tước hiệu chính thức cua Triều đình Thiên hoàng Nhật Bản, và nhà vua được lệnh là phải đượcíh thân đến Tokyo song ông tiếp tục cáo ốm. Vương tử Nakijin dẫn theo một nhóm nhỏ triều thần đã biểu thị biết ơn phiên thay nhà vua.[9] Việc nhà vua kiên quyết từ chối đến Tokyo, và tiếp tục quan hệ ngoại giao trực tiếp với nhà Thanh là một mối quan tâm lớn của Minh Trị, và Bộ trưởng Tự trị tỉnh là Ito Hirobumi đã lên kế hoạch vào năm 1878 để chấm dứt tình trạng tự trị và nửa mơ hồ của phiên.

Liên quan